Lan Ngọc: “Cái giường đắt đỏ nhất là giường bệnh”
Trong cuộc trò chuyện riêng với Zing và giải thích thêm trên facebook cá nhân về diện mạo gầy gò gần đây khi tham gia chương trình nổi tiếngRunning Man- phiên bản ViệtChạy Đi Chờ Chi, ty le keo nha cai 5 cho biết cô thuộc kiểu người ăn ít, ẩm thực không phải sở thích.
Có thời gian vì muốn thay đổi hình tượng đẹp hơn nên cô chủ động nhịn ăn và dần thành thói quen. Trong một ngày Lan Ngọc có thể nhịn cả bữa trưa, tối, khi mệt lại chỉ thèm uống nước ngọt. Có thời điểm thể trọng cô từ 48kg xuống còn 42kg.
Chính điều này dẫn đến những vấn đề sức khỏe chứ không phải vì làm việc kiệt sức như nhiều người nghĩ. “Tôi đã có thời điểm không thể ăn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy việc ăn uống lại làm mình stress đến như vậy. Tôi cố cho thức ăn vào miệng vì thấy xót ba, xót mẹ nhưng chỉ thấy nhạt nhẽo, lúc lại mặn chát chứ không hề có chút hương vị. Hay có cả lúc tôi phải nhờ đến mẹ đút từng muỗng cháo, nghĩ lại hình ảnh đó tôi thấy rùng mình...”, Lan Ngọc kể.
Lan Ngọc cho biết, nhiều anh chị em trong nghề cũng nhắc nhở cô không nên lạm dụng nước ngọt nhưng cô không làm được, dù biết không tốt cho sức khỏe. Thậm chí có những ngày chịu nhiều áp lực, chỉ có nước ngọt mới mang đến cho Lan Ngọc cảm giác thư thái. Đến khi bị bao tử hành dữ dội, cô mới hạn chế uống.
Gần đây tự thấy hình ảnh của mình quá “ghê”, cô tự ý thức phải cứu mình. “Vừa qua, tôi có sang Singapore kiểm tra tổng quát và chữa bệnh loét dạ dày. Bác sĩ cho biết dạ dày của tôi bị loét nặng, chảy máu nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến ty le keo nha cai 5 thư...”, Lan Ngọc kể.
Sau thời gian dùng thuốc, cơ thể và gương mặt Lan Ngọc hiện đã tươi tắn, khỏe mạnh hơn trước nhiều. Cô ăn uống rất ngon miệng, đầy đủ ngày ba bữa, dùng nước trái cây, sữa đậu nành thanh lọc cơ thể; ăn thêm bánh mì, uống sữa...
“Cảm giác khiến tôi sợ nhất chính là nằm viện. Dĩ nhiên, không ai bắt mình phải lựa chọn, đánh đổi giữa công việc và sức khỏe nhưng đôi khi do quá mê việc, tôi phải chấp nhận chuyện đó. Có thời gian tôi phải ra vào viện liên tục. Nằm trên giường bệnh, tôi tự hỏi làm nhiều để làm gì? Đi làm, cố gắng kiếm tiền rồi lại lấy tiền để mua thuốc, chữa bệnh mà thôi. Khi đó, tôi mới thấu hiểu câu “Cái giường đắt đỏ nhất là giường bệnh”, Lan Ngọc nói.
Thủ phạm gây viêm loét dạ dày
PGS-TS-BS. Nguyễn Thúy Oanh (Trưởng Đơn nguyên nội tiêu hóa - nội soi, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park; nguyên Phó chủ tịch Liên chi hội Nội soi tiêu hóa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội Nội soi tiêu hóa miền Nam) cho biết, viêm loét dạ dày là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày bị lộ ra.
Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày là: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến viêm loét dạ dày, vi khuẩn chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít) và hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày).
Một số yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến viêm loét dạ dày: thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu hoặc các loại nước uống có cồn; căng thẳng thần kinh, stress; thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ (thức khuya, bỏ bữa ăn sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động...).
Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày: đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi đau vùng thượng vị); đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn; mất ngủ, ngủ không ngon giấc; ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị; rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón)...
“Các triệu chứng này chỉ mang tính chất gợi ý chứ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được tiến hành các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm kiểm tra, đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày. Phương thức nội soi sẽ giúp biết được chính xác vị trí, mức độ tổn thương của bệnh viêm loét dạ dày, có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay không. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra được chỉ định và phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh viêm loét dạ dày”, BS. Oanh nói.
Chậm điều trị dễ gặp biến chứng đáng tiếc
BS. Oanh khuyến cáo, bệnh viêm loét dạ dày ở thời kỳ sớm và được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và thường gây các biến chứng đáng tiếc, như: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa (khi ổ loét lớn, chảy máu, nếu không phát hiện để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu), hẹp môn vị, ty le keo nha cai 5 thư dạ dày (nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori dễ dẫn tới viêm loét dạ dày mạn tính tiến triển, và là một trong những nguyên nhân chính gây ty le keo nha cai 5 thư dạ dày).
Theo BS. Oanh, viêm loét dạ dày là loại bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp và ăn kiêng một số thực phẩm. Cụ thể, vớingười viêm loét dạ dày nên dùng: sữa (uống nóng), trứng (ăn ty le keo nha cai 5ng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả); thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu (thịt heo nạc, cá nạc, dùng ty le keo nha cai 5ng luộc, hấp, kho để dễ hấp thu); rau củ quả tươi (chọn loại non, ưu tiên họ cải...); các thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như cơm, bánh mì, các loại cháo, khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ; các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt... Thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, hoặc nấu mềm. Người bệnh ăn ngay sau khi nấu xong.
Những thức ăn, đồ uống không nên dùng: các loại thịt nguội đã chế biến sẵn (dăm bông, lạp xưởng, xúc xích...); thức ăn cứng, dai hay rau có nhiều xơ, trái còn xanh sống, các loại trái chua...; gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, hoặc các loại dưa cà muối, hành muối; các loại nước có ga, chè, cà phê đậm đặc. Bỏ thuốc lá ngay lập tức; ngừng những loại nước uống có cồn như bia, rượu...
Với người chưa bị viêm loét dạ dày, cách phòng tránh: mỗi ngày không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn. Hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen... Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước để tránh nhiễm trùng. Ăn thực phẩm đã nấu chín. Duy trì lối sống lành mạnh (không hút thuốc lá, sử dụng chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt...)
“Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở đa số mọi người. Khi phát hiện những dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ viêm loét dạ dày, ngoài việc điều chỉnh và duy trì các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được chẩn đoán, đồng thời có các phương pháp, phác đồ điều trị bệnh thích hợp” - BS. Oanh lưu ý.
Bài:Vi Thoại- Giang Quyên- Ảnh:Nguyễn Bá Ngọc